15 năm trước, TP.HCM đã có phố đi bộ
Phố đi bộ đầu tiên này chính là tuyến phố Tôn Dật Tiên đoạn đi qua Khu Kênh Đào của đô thị Phú Mỹ Hưng. Từ 17h mỗi ngày, tất cả các phương tiện đều bị cấm lưu thông vào đường Tôn Dật Tiên, chỉ dành cho người dân đi bộ.
Phố Tôn Dật Tiên rộng 40m, dài hơn 1.500m kết nối khu Kênh Đào và The Crescent (Hồ Bán Nguyệt). Đoạn đi qua Khu Kênh Đào có công viên cảnh quan kênh đào ở chính giữa, dọc phố là các khu căn hộ có kiến trúc đặc sắc do các kiến trúc sư đến từ Nhật Bản, Singapore, Thượng Hải thiết kế như The Panorama, Garden Court, Garden Plaza… Kiến trúc tầng trệt và tầng 2 của các khu căn hộ này là các cửa hàng, cửa hiệu thương mại, mua sắm, làm đẹp, spa… nhộn nhịp của Starbucks, Highlands, Gongcha, Citimart, Golden Lotus Healing Spa Land...
Năm 2010, Phú Mỹ Hưng khánh thành Cầu Ánh Sao - cầu đi bộ bắc qua sông đầu tiên Việt Nam, được “vinh danh” là thành tựu nổi trội dành cho công trình cầu đường do Hội nghị cầu đường Quốc tế (IBC) trao huân chương Arthur G. Hayden, đưa Khu The Crescent trở thành địa danh nổi tiếng của cả TP.HCM. Chi phí đầu tư cho cầu Ánh Sao hơn 50 tỷ đồng.
Năm 2013, cầu Ánh Sao, Hồ Bán Nguyệt và trung tâm mua sắm Crescent Mall lọt vào danh sách “100 điều thú vị của TP.HCM” do Sở VH-TT-DL TP.HCM bình chọn. Đến nay, phố đi bộ Tôn Dật Tiên đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của người dân thành phố lẫn du khách trong các chuyến “city tour”.
Theo quy hoạch, năm 2019, người dân thành phố sẽ có thêm một không gian phố đi bộ độc đáo có một không hai – công viên hoa anh đào Sakura Park đầu tiên Việt Nam thuộc Khu phức hợp Phú Mỹ Hưng Midtown. Riêng năm 2018 tới, tuyến phố đi bộ ngay tại khu phố Scenic Valley cũng được hoàn thành.
Với ý tưởng tái hiện những mùa hoa anh đào rực rỡ của xứ sở Phù Tang, các kiến trúc sư đã chọn Sakura Singapore để đưa vào Sakura Park.
Phố đi bộ của Sakura Park dài 600m, gồm 2 lối bộ hành là đường tản bộ ven sông và đường hoa anh đào. Hoa sẽ nở 2 mùa trong năm và vào thời điểm hoa nở rộ, nơi đây chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều du khách đến thưởng lãm, tương tự những mùa lễ hội Hanami ở Nhật Bản.
Trong khi đó, với chiều dài hơn 300m, phố đi bộ Scecnic Valley có không gian “ấm cúng, riêng tư hơn”, là tuyến phố đi bộ đầu tiên ngay tại khu phố của một dự án bất động sản kết nối khu Scenic Valley 1 và 2. Phố đi bộ Scenic Valley được chia thành 2 đoạn. Đoạn tiếp giáp dòng sông, ngang qua Scenic Valley 1 là không gian xanh mở, hoa viên, ghế dạo nghỉ chân phù hợp cho các “hoạt động tĩnh”, trong khi đoạn qua Scenic Valley 2 là những góc phố có các cửa hiệu mua sắm nhộn nhịp.
Khác biệt từ quy hoạch mang đến giá trị thụ hưởng cho cộng đồng
Trong khi nhiều phố đi bộ phát triển dựa trên cải tạo, chuyển đổi công năng từ không gian hiện hữu, thì các tuyến phố đi bộ tại Phú Mỹ Hưng có lợi điểm nhờ quy hoạch ngay từ đầu.
Vì vậy, khác biệt của phố đi bộ tại Phú Mỹ Hưng so với các tuyến phố đi bộ khác chính là sự đồng bộ trong kiến trúc, hài hòa với cây xanh, mặt nước, cảnh quan tự nhiên và quy hoạch bài bản, hợp lý những khu vực dành cho kinh doanh, mua sắm để người dân hưởng trọn vẹn không gian thư giãn, tiện ích khi đến đây. Công tác đảm bảo an toàn tại những khu vực công cộng, phố đi bộ cũng được Phú Mỹ Hưng thắt chặt, nhiều tầng lớp.
Điều này lý giải vì sao lượng người “đổ” về Phú Mỹ Hưng ngày càng tăng, đặc biệt những gia đình khá giả hay giới văn phòng, có xu hướng chọn nơi đây làm nơi vui chơi, thư giãn của gia đình.
Kéo theo đó, ngoài 30.000 cư dân tại chỗ của đô thị, các nhu cầu về ăn uống, vui chơi, giải trí, tiện ích từ khách vãng lai cũng rất lớn. Dự báo lượng cầu này sẽ không dừng lại khi từ năm 2019, hàng loạt cao ốc văn phòng, khách sạn với vốn đầu tư hàng chục triệu USD tại Phú Mỹ Hưng đi vào hoạt động
Đại diện Phú Mỹ Hưng cho biết, việc dự đoán tốc độ gia tăng dân số cộng với lượng khách đến vui chơi tại đô thị là một trong những yếu tố để hoàn chỉnh diện mạo một thành phố dịch vụ hiện đại, tiên tiến. Do đó, từ cảnh quan, môi trường hay ngay đến chỗ đậu xe dành cho khách vãng lai cũng như phương thức hoạt động cho các cửa hàng, kinh doanh tại đây cũng đã được hoạch định, tạo sự đồng bộ, mỹ quan đô thị và đảm bảo an toàn cho người dân.
Trong cơ cấu sản phẩm bất động sản (BĐS) Phú Mỹ Hưng, cửa hàng, nhà phố thương mại chiếm tỷ lệ 5% với mục đích đảm bảo đầy đủ tất cả các dịch vụ, tiện ích cho người dân tại đô thị cũng như khách vãng lai.
Như khi đưa ra ý tưởng về Sakura Park, chủ đầu tư cũng đã tính toán sao cho Phú Mỹ Hưng Midtown cũng phải có cửa hàng và phải chọn lọc người mua với yêu cầu khắt khe về các loại hình kinh doanh, dịch vụ nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sinh hoạt tại chỗ của cư dân, đồng thời đảm bảo cán cân cung- cầu từ nguồn khách vãng lai khi đến vui chơi giải trí tại Sakura Park.
Vì vậy, tỷ lệ lấp đầy của các Shop Phú Mỹ Hưng luôn luôn cao với đa dạng các loại sản phẩm, dịch vụ và gần như không thiếu bất kì thương hiệu nội địa hay quốc tế về ẩm thực, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini… Thậm chí, nhiều thương hiệu đã xuất hiện ở Phú Mỹ Hưng khá lâu, chuỗi cửa hàng dày đặc nhưng vẫn có xu hướng gia tăng, mở rộng thêm như Citimart, Circle K, Tous Le Jours… Hay như Highlands coffee đã “nhanh chân án ngữ” 2 vị trí tuyệt đẹp của phố đi bộ Tôn Dật Tiên, một ngay cửa ngõ Kênh Đào và một ngay cung đường Hồ Bán Nguyệt.
Điều này cũng góp phần tạo nên những cơn “sóng ngầm” về BĐS cửa hàng, nhà phố vừa ở, vừa kinh doanh tại Phú Mỹ Hưng. Giá cao hơn sản phẩm BĐS thông thường, nhưng tiềm năng và khả năng sinh lợi là lý do khiến giới đầu tư và những người có tiền nhàn rỗi rất chuộng BĐS cửa hàng, nhà phố thương mại.
Được biết, hiện nay Phú Mỹ Hưng đang đưa ra kinh doanh một số cửa hàng tại các phố đi bộ của khu phố The Panorama và Phú Mỹ Hưng Midtown. Trước khi mở bán cửa hàng, Phú Mỹ Hưng sẽ tiến hành sàng lọc các đơn vị, dịch vụ nhằm đảm bảo sự đa dạng tiện ích và tính cạnh tranh thương mại cho các chủ sở hữu cửa hàng. Vì vậy, không phải ai cũng có cơ hội mua được sản phẩm cửa hàng.